NGUYÊN NHÂN GÂY TÌNH TRẠNG NGỨA HẬU MÔN
Hầu hết các trường hợp ngứa hậu môn là do một vấn đề vô hại. Tuy nhiên, hậu môn ngứa có thể là một dấu hiệu của những vấn đề y tế nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân gây ngứa hậu môn có thể bao gồm các vấn đề sau:
-Thực phẩm gây kích thích.
Ngứa hậu môn có thể do hậu quả của các chất kích thích trong một số loại thực phẩm, như các mặt hàng gia vị và nước sốt cay nóng. Tương tự, một số loại thực phẩm có thể kích thích hậu môn trực tiếp hoặc gián tiếp khi chúng thoát ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Thủ phạm thường là sôcôla, hoa quả, cà chua, các loại hạt và bắp rang. Một số thức uống- như sữa hoặc thức uống chứa caffein - có thể gây tiêu chảy ở một số người, sau đó làm ngứa hậu môn.
-Thuốc nhuận tràng quá mức.
Đôi khi chính những lọai thuốc nhuận tràng mà bệnh nhân sử dụng nhưng không phù hợp với cơ địa sẽ làm kích ứng vùng da hậu môn và gây ngứa.
-Bệnh trĩ.
Bệnh trĩ hầu hết không gây ngứa hậu môn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đối với các bệnh nhân có làn da nhạy cảm, việc sa búi trĩ và ẩm ướt có thể là nguyên nhân gây ngứa hậu môn.
-Rối loạn da.
Các bệnh về da như vẩy nến hoặc chàm cũng có thể là nguyên nhân kích thích các vùng niêm mạc quanh huậ môn và gây ngứa.
-Nhiễm nấm men.
Lây nhiễm này khá phổ biến, thường ảnh hưởng đến phụ nữ, gây kích thích bộ phận sinh dục và hậu môn.
-Trầy xước và nứt hậu môn.
Nứt và trầy xước hậu môn đều gây ngứa, đau khi đi đại tiện và chảy máu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị táo bón càng làm vết nứt nặng thêm và gây ngứa hậu môn nghiêm trọng hơn.
-Khối u hậu môn.
Trường hợp này khá hiếm gặp, khối u lành tính hoặc ung thư trong hay xung quanh hậu môn có thể là nguyên nhân gây ngứa hậu môn.

CÁCH ĐIỀU TRỊ
Ngứa vùng hậu môn sinh dục chỉ là một triệu chứng, không phải là một bệnh. Do đó, tùy theo nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
Cùng với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh thì điều trị triệu chứng ngứa là rất quan trọng, hơn nữa không phải lúc nào ngứa cũng tìm ra nguyên nhân. Để điều trị triệu chứng ngứa, bệnh nhân cần thực hiện các hướng dẫn sau:
- Tránh ăn đồ ăn cay, thức ăn thuộc nhóm nhuyễn thể như: tôm, sò, hến…, các đồ uống như: rượu, cà phê …
- Tránh táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước, tăng cường vận động.
- Cần vệ sinh kĩ vùng hậu môn sinh dục sau khi đại tiện. Có thể rửa bằng nước sạch vì việc dính phân, nước tiểu sẽ là nguyên nhân gây ngứa. Phụ nữ sau mỗi lần đi tiểu cần phải dùng giấy vệ sinh thấm sạch.
- Nên tắm bằng nước ấm. Nếu da bị khô, sau khi tắm, thoa một loại lotion làm da bớt khô.
- Không nên dùng xà phòng, nếu cần thì dùng các loại xà phòng có độ tẩy nhẹ, có độ pH thấp hoặc loại dùng cho trẻ sơ sinh.
- Thay đồ lót hàng ngày, không mặc đồ lót quá chật. Đối với nam, khi không cần thiết không cần mặc đồ lót. Nên chọn đồ cotton thay cho đồ nylon.
- Không nên đi xe đạp hoặc cưỡi trâu, bò, ngựa vì có thể ngây ngứa vùng hậu môn sinh dục.
- Có thể dùng các thuốc chống ngứa thông thường để bôi tại chỗ hoặc thuốc uống, tuy nhiên trước khi dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Ngứa thường khiến chúng ta gãi để giảm ngứa, nhưng gãi ngứa sẽ làm trầy da, nhiễm trùng vùng gãi, do đó không nên gãi. Khi không chịu được, chỉ nên xoa nhẹ vùng ngứa bằng lòng bàn tay chứ không nên gãi bằng móng tay. Nếu chúng ta tập chịu ngứa không gãi thì dần dần sẽ quen với cảm giác ngứa.
Thực hiện tốt những hướng dẫn trên sẽ làm mất hoặc giảm đáng kể chứng ngứa khó chịu, nhất là ngứa vùng kín. Hiện nay, phần đông người dân vẫn ngại đi khám vùng kín và có thói quen tự ý mua thuốc điều trị nên đa số bệnh nhân chỉ lo điều trị triệu chứng ngứa hơn là điều trị nguyên nhân gây ra ngứa. Thực tế là triệu chứng ngứa chỉ hết khi điều trị dứt bệnh. Trong quá trình điều trị, một điều quan trọng mọi người cần biết là bệnh có thể kéo dài và hay tái phát, do đó đừng quá bi quan khi bệnh chưa hết hẳn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét