Từ
nghìn đời nay, Đông y đã có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả. Trong đó
phải kể đến các vị thuốc: Hoè giác, chỉ xác, đương quy, hoàng cầm,...
Y học phương đông là một kho tàng
quý báu là tổng kết kinh nghiệm của nhân dân. Nó đóng góp rất lớn vào việc
phòng bệnh và chữa bệnh, đặc biệt là những bài thuốc cổ phương được lưu truyền
qua các thế kỷ bằng sự ghi chép của
các danh y như: Hải Thượng Lãn Ông, Trần
Sư Văn, Hứa Quốc Trinh và được Bộ Y tế công nhận là thuốc, có tác dụng
chữa bệnh.
Sức sống mãnh liệt của các bài thuốc được
biểu hiện qua hiệu quả điều trị trên lâm sàng, có những bài thuốc hiệu quả rất
lớn, kết tinh kinh nghiệm của xưa và nay, đó là kho báu rất phong phú của nền y
học phương đông nói chung và nền y học cổ truyền Việt Nam nói riêng.
“Thập nhân cửu trĩ” -
các bác sĩ đã sử dụng câu tổng kết của cổ nhân để nói về sự phổ biến của bệnh
trĩ. Theo nhận định của BS.TS Nguyễn
Văn Quân, Phó Trưởng phụ trách bộ môn bào chế, Học viện Y dược học cổ truyền
Việt Nam, cho biết: “Hiện nay không có thuốc tân dược chữa dứt điểm bệnh trĩ
nội. Khi điều trị bằng tân dược, người ta sử dụng các thuốc chống suy tĩnh
mạch, cầm máu, giảm đau, bôi trơn đại tràng hậu môn. Trong đông y, người ta có
thể phối hợp các vị thuốc có tác dụng tương tự như thuốc tân dược.”
Hoè giác – Vị thuốc đứng đầu
Trong các sách Đông y của Việt Nam và Trung
Hoa, các bài thuốc điều trị bệnh trĩ không thể thiếu vị thuốc Hoè
giác, thậm chí đó còn là vị Tướng quân, đứng đầu trong tất cả các
bài thuốc.
Hoè
giác
Thành phần hóa học: Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn
xuất như genistein, sophoricosid, sophorabiosid, kaempferol, glucosid C, rutin
4,3%. Hạt Hoè chứa 1,75% flavonoid trong đó có rutin 0,5%, một số alcaloid,
cytisin, N-methyl cytisin,...
Tính vị, tác dụng:
Trong lịch sử, quả Hoè (Hoè giác) được sử dụng sớm
nhất. Hòe giác có vị đắng, khí hàn. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, nhuận
can, thanh nhiệt tả hỏa. Thường dùng chữa trường phong tả huyết, trĩ huyết,
băng lậu, huyết lâm (tiểu tiện nhỏ giọt lẫn máu), huyết lỵ, tâm hung phiền
muộn, phong huyễn dục đảo, âm sang thấp dương (lở ngứa ở hạ bộ).
Đơn cử một bài thuốc chữa bệnh trĩ:
HOÈ GIÁC
HOÀN
Xuất
sứ :
|
Thái
Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương, Quyển 6.
|
Tác
Giả :
|
Trần
Sư Văn
|
Tác
Dụng :
|
Thanh trường, lương huyết. Trị
tiêu ra máu (tiêu huyết) do rượu (tửu độc).
|
Dược
Vị :
|
Chỉ xác .................................................................
20g
Địa du
.................................................................. 20g
Đương quy
.......................................................... 20g
Hoàng cầm ..........................................................
20g
Hòe giác
............................................................... 20g
Phòng phong
....................................................... 20g
|
Ghi
Chú :
|
Tán
bột, làm viên. Ngày uống 20g.
|
Chỉ xác
Bắt nguồn từ cây
Chanh chua (Citrus auranticum L.) và một số loài Citrus khác họ Cam. Dược liệu phải là quả già, phơi khô.
Chỉ
xác (Fructus Aurantii): Vị khổ, tân, ôn, quy vào các kinh tỳ, vị.
Công
năng: Lý khí, khoan trung, hành trệ, tiêu trướng.
Chủ
trị: Ngực sườn khí trệ, đầy trướng, đau, sa dạ dày, sa trực tràng, sa dạ con.
Kiêng
kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng
Địa du – lương huyết, cầm máu
Một
triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là chảy máu khi đi đại tiện. Ban
đầu hiện tượng này đứt quãng, về sau bệnh nặng thêm, máu rỉ ra
thường xuyên và có thể gây thiếu máu mạn tính. Thậm chí, khi không
được cầm máu, vết rỉ máu còn có thể gây viêm nhiễm, lở loét tại
vùng vết thương.
Địa
du tên quốc tế là Radix Sanguisorbae, có vị đắng, tính hơi hàn (lạnh),
không có độc.
Công
năng, chủ trị: Lương huyết, mát máu, cầm máu
Do
đó, vị thuốc Địa du thường được kết hợp trong bài thuốc cổ phương
điều trị bệnh trĩ.
Hoàng cầm
Hoàng là vàng, cầm là kiềm (màu vàng sẫm). Vị thuốc
có màu vàng sẫm nên gọi là Hoàng cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Vị đắng, lạnh, quy vào các kinh
tâm, phế, đại trường, tiểu trường.
Công năng: Thanh nhiệt, táo thấp, tả
hỏa, giải độc, chỉ huyết, an thai. Chủ trị: Thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lị, tiêu
chảy, phế nhiệt ho, bứt rứt, khát nước, huyết nhiệt.
Một đặc tính khác của Hoàng
cầm là khả năng miễn dich, kháng khuẩn chống viêm. Tác dụng này càng
được phát huy khi bệnh trĩ nằm ở Hậu môn_ vi trí khu trú nhiều vi
khuẩn trên cơ thể.
Đương
quy
Đương Quy
Tính vị: ngọt, cay và ấm.
Qui kinh: can, tâm và tỳ.
Công năng: Bổ máu, hoạt huyết và
giảm đau. Làm ẩm ruột.
Chỉ định:
- Các hội chứng do thiếu máu
- Chảy máu
- Đau do ứ máu: đặc biệt trong
các trường hợp trĩ ngoại ứ máu, tắc mạch.
Điều trị bệnh trĩ bằng Y học
cổ truyền, BS CKII Hoàng Đình Lân, Tổng thư ký Hội Hậu môn – Trực tràng
Việt Nam, nhận định: “Điều trị bằng y học cổ truyền phải kéo dài thời
gian từ 1-2 tháng và đó là các bài thuốc chữa trĩ cổ phương hoặc các loại thuốc
đã hiện đại hóa từ các bài thuốc đông dược như thuốc tiêu trĩ Safinar. Ngoài
ra, bản thân phải kiêng khem trong sinh hoạt, dinh dưỡng theo lời dặn của thầy
thuốc”.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét